KIỂM ĐỊNH XE NÂNG HÀNG

Xe nâng hàng là một trong những thiết bị có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa tại các nhà máy xí nghiệp và các kho hàng. Việc đảm bảo an toàn cho người và hàng trong quá trình di chuyển được đặt nên hàng đầu vì vậy trước khi đưa vào sử dụng xe nâng hàng bắt buộc phải được kiểm định theo quy định của nhà nước.

1. Kiểm định xe nâng hàng

Kiểm định xe nâng hàng là công việc kiểm tra đánh giá tình trạng làm việc của các bộ phận chi tiết của xe nâng hàng theo một quy trình nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn cao nhất trước khi đưa xe vào sử dụng.

2. Tại sao phải kiểm định xe nâng hàng

Kiểm định xe nâng hàng là công việc bắt buộc đối với các đơn vị sử dụng được quy định rõ trong các văn bản pháp luật như sau:

  • Theo mục 4 – điều 30 Luật an toàn vệ sinh lao động : Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định.
  • Theo thông tư số: 36/2019/TT-BLĐTBXH, Xe nâng hàng là thiết bị nằm trong danh mục các loại máy thiết bị vật tư chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

Ngoài việc đánh giá mức độ làm việc an toàn thì việc kiểm định xe nâng hàng còn mang đến những lợi ích to lớn như sau:

  • Đảm bảo an toàn cho người trong quá trình vận hành.
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Cung cấp tính pháp lý khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3. Danh mục xe nâng hàng Vinesh được phép kiểm định

Vinesh được phép kiểm định xe nâng hàng có tải trọng từ 1.000kg trở lên di chuyển bằng bánh lốp, dùng để nâng, hạ tải theo khung dẫn hướng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm:

3.1 Kiểm định xe nâng hàng chạy bằng động cơ Diesel

3.2 Kiểm định xe nâng hàng chạy bằng động cơ điện

"<yoastmark

4. Quy trình kiểm định xe nâng hàng của Vinesh gồm các bước chính sau:

4.1 Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật xe nâng hàng

  • Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật.
  • Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước.

4.2 Kiểm tra kỹ thuật xe nâng hàng

  • Kiểm tra việc ghi nhãn: các thông số kỹ thuật trên nhãn có đầy đủ hay không.
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung xe, thân vỏ, sàn, đối trọng, buồng lái
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu công tác (khung nâng, cơ cấu mang tải, xích nâng…)
  • Hệ thống thủy lực như xylanh nâng hạ, xylanh nghiêng khung…
  • Hệ thống di chuyển và hệ thống tín hiệu: bánh xe, cầu xe, đèn, còi, xinhan.
  • Kiểm tra hệ thống phanh: Bàn đạp, cần phanh, đường ống dẫn dầu phanh hoặc khí nén.

4.3 Kiểm tra kỹ thuật xe nâng hàng ở điều kiện không tải và có tải

Bước kiểm tra này chỉ được tiến hành khi các bước kiểm tra bên trên đạt yêu cầu.

  • Kiểm tra không tải bằng cách cho xe hoạt động không tải và kiểm tra hoạt động của toàn bộ các cơ cấu bộ phận của xe. Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế.
  • Kiểm tra có tải: Xe nâng hàng sẽ được kiểm tra đánh giá ở 2 chế độ thử tải tĩnh 125%Qtk và 110%Qtk. Kết quả kiểm tra được yêu cầu khi kết cấu kim loại không có vết nứt hoặc biến dạng vĩnh cửu, phanh không trôi.

5. Chu kỳ kiểm định xe nâng hàng 

Thời hạn kiểm định xe nâng hàng mà Vinesh áp dụng dựa trên QTKĐ 17:2016/BLĐTBXH:

  • Đối với xe nâng hàng sử dụng lần đầu: thời gian kiểm định là 02 năm.
  • Đối với xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.

6. Quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định xe nâng

  • QCVN25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000 kG trở lên.
  • QCVN22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ.
  • QCVN13:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.
  • QTKĐ17:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng.
  • TCVN4244:2005, Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
  • TCVN4755:1989, Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực.
  • TCVN5207:1990, Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn.
  • TCVN5179:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn.
  • TCVN7772:2007, Xe máy và thiết bị thi công di động. Phân loại.

7. Vinesh đơn vị kiểm định chất lượng hàng đầu tại Việt Nam

  • Vinesh là một trong những tổ chức kiểm định hàng đầu tại Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm.
  • Vinesh có đầy đủ năng lực chứng nhận theo Chỉ định số 57/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
  • Cam kết tuân thủ đầy đủ theo đúng chỉ định và đảm bảo tiết kiệm thời gian, ra chứng nhận nhanh gọn nhất.
  • Thủ tục nhanh chóng, mức chi phí hợp lý, tối ưu và phù hợp nhất cho mọi doanh nghiệp.
  • Các kiểm định viên của Vinesh được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kiểm định.
  • Bên cạnh hoạt động kiểm định xe nâng hàng Vinesh còn có các dịch vụ kiểm định bổ trợ khác như: hợp chuẩn – hợp quy, quan trắc môi trường lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động…

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm định xe nâng hàng của Vinesh vui lòng liên hệ:

Hotline : 0984.929.693.

Email: admin@vinesh.vn.

Tham khảo các thiết bị kiểm định khác tại đây hoặc qua fanpage của công ty.

 

1.7/5 - (7 bình chọn)