KIỂM ĐỊNH PA LĂNG ĐIỆN

Hiện nay trong các nhà máy xí nghiệp để nâng cao năng suất trong quá trình sản xuất pa lăng điện được sử dụng rất nhiều. Pa lăng điện khi di chuyển mang theo một khối lượng khá lớn, việc vận hành thiết bị này cần đến thao tác điều khiển trực tiếp của con người. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành thì đơn vị sử dụng phải bắt buộc tiến hành kiểm định pa lăng điện theo quy định của nhà nước.

1. Kiểm định pa lăng điện

Kiểm định pa lăng điện là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo quy định của Nhà nước nhằm kiểm tra các bộ phận chi tiết có đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Kiểm định pa lăng điện
Kiểm định pa lăng điện

2. Tại sao phải kiểm định pa lăng điện 

Quy định kiểm định pa lăng điện được quy định trong:

  • Theo mục 4 – điều 30 Luật an toàn vệ sinh lao động : Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định.
  • Theo thông tư số: 36/2019/TT-BLĐTBXH, Pa lăng điện nằm trong danh mục các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.

Ngoài việc chấp hành quy định kiểm định bắt buộc của Nhà nước khi công ty bạn kiểm định với Vinesh sẽ có những lợi ích sau:

  • Phát hiện kịp thời lỗi của các bộ phận trên thiết bị.
  • Hạn chế giảm thiểu các tai nạn xảy ra trong quá trình vận hành.
  • Giảm thiểu chi phí liên quan đến sửa chữa bảo dưỡng thiết bị.

3. Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật

  • QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung.
  • TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
  • TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

4. Quy trình kiểm định pa lăng điện của Vinesh

Kiểm định pa lăng điện tại nhà máy Sumiden - Hải Dương
Kiểm định pa lăng điện tại nhà máy Sumiden – Hải Dương

4.1 Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

  • Kiểm tra hồ sơ lý lịch.
  • Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước.

4.2 Kiểm tra kỹ thuật

  • Kiểm tra bên ngoài: vị trí lắp đặt tính đồng bộ của thiết bị đối chiếu với hồ sơ kỹ thuật.
  • Kiểm tra các bộ phận cơ cấu của pa lăng: cáp nâng, puly, phanh, kết cấu kim loại, hệ thống điện.
  • Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn như: giới hạn chiều cao nâng, phanh di chuyển pa lăng, phanh nâng.
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT).

4.3 Thử nghiệm pa lăng điện

Khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu ta tiến hành thử tải pa lăng điện:

  • Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm, kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế.
  • Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL: kết quả đạt yêu cầu khi tải không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác
  • Thử tải động ở mức 110%SWL: kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư hỏng khác.

5. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật 

  • QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
  • TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
  • TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung

6. Chu kỳ kiểm định pa lăng điện

  • Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.
  • Kiểm định định kỳ ngay sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước. Chu kỳ kiểm định thông thường là 3 năm và 1 năm đối với các pa lăng có thời gian sử dụng trên 12 năm
  • Kiểm định bất thường sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo hay khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng hay cơ quan chức năng.

7. Chi phí kiểm định pa lăng điện của Vinesh

Chi phí kiểm định pa lăng điện được nhà nước quy định rõ trong thông tư 41/2016-BTC phụ thuộc vào tải trọng làm việc của pa lăng.

8. Vinesh đơn vị kiểm định chất lượng hàng đầu tại Việt Nam

  • Vinesh là một trong những tổ chức kiểm định hàng đầu tại Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm.
  • Vinesh có đầy đủ năng lực chứng nhận theo Chỉ định số 57/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
  • Cam kết tuân thủ đầy đủ theo đúng chỉ định và đảm bảo tiết kiệm thời gian, ra chứng nhận nhanh gọn nhất.
  • Thủ tục nhanh chóng, mức chi phí hợp lý, tối ưu và phù hợp nhất cho mọi doanh nghiệp.
  • Các kiểm định viên của Vinesh được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kiểm định.
  • Bên cạnh hoạt động kiểm định pa lăng điện Vinesh còn có các dịch vụ kiểm định bổ trợ khác như: hợp chuẩn – hợp quy, quan trắc môi trường lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động…

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm định xe nâng hàng của Vinesh vui lòng liên hệ:

Hotline : 0984.929.693.

Email: admin@vinesh.vn.

Tham khảo các thiết bị kiểm định khác tại đây hoặc qua fanpage của công ty.

Bài viết liên quan:

 

 

Rate this page