Phân loại lao động

Phân loại lao động theo điều kiện lao động được quy định tại thông tư 29/2021 của bộ lao động thương binh và xã hội.

Phân loại lao động
Phân loại lao động theo điều kiện lao động

1. Mục đích của việc phân loại lao động theo điều kiện lao động

  • Theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Thông tư Số: 29/2021/TT-BLĐTBXH: Phân loại lao động theo điều kiện lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
  • Ngoài ra việc phân loại lao động theo điều kiện lao động còn mục đích xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

2. Doanh nghiệp nào bắt buộc phải phân loại lao động theo điều kiện lao động

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư Số: 29/2021/TT-BLĐTBXH việc phân loại điều kiện lao động phải thực hiện tối thiểu 1 lần trong vòng 05 năm:

  • Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động.
  •  Khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá.

3. Vậy có bao nhiêu loại điều kiện lao động

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư Số: 29/2021/TT-BLĐTBXH có các loại điều kiện lao động:

  • Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
  • Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
  • Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

4. Quy trình và phương pháp đánh giá, xác định điều kiện lao động theo thông tư 29/2021-BLĐTBXH.

Căn cứ Điều 6, Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, việc thực hiện đánh giá, xác định điều kiện lao động theo quy trình như sau:

  1. Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá xác định điều kiện lao động.
  2. Đánh giá điều kiện lao động theo quy định trong thông tư.

  • Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I  theo Thông tư Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.
  • Bước 2: Lựa chọn ít nhất sáu yếu tố đặc trưng (có thể nhiều hơn 6 yếu tố) tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ cả 03 nhóm vệ sinh môi trường lao động, tâm sinh lý lao động và Ecgônômi – tổ chức lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.
  • Bước 3: Chọn một chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng mà đơn vị đánh giá đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm.
  • Bước 4: Dựa vào việc phân tích đánh giá kết quả đo kiểm tra để tiến hành tính điểm trung bình các yếu tố.
  • Bước 5: Tổng hợp kết quả và xác định điều kiện lao động theo thông tư 29/2021-BLĐTBXH.

5. Vinesh Việt Nam đủ điều kiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động

  • Theo quy định tại Điều 5, Thông tư Số: 29/2021/TT-BLĐTBXH Tổ chức đánh giá điều kiện lao động phải là tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
  • Vinesh Việt Nam là tổ chức được quan trắc môi trường lao động theo công văn số 316/SYT-NVY ngày 30/01/2023 của Sở Y tế Hà Nội.

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ phân loại lao động – quan trắc môi trường lao động của Vinesh vui lòng liên hệ:

Hotline : 0984.929.693.

Email: admin@vinesh.vn.

Xem thêm: Quan Trắc Môi Trường Lao Động

Tham khảo các nội dung khác tại đây hoặc qua fanpage của công ty.

Xem: Giấy phép huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Xem: Giấy phép kiểm định kỹ thuật an toàn.

Xem: Giấy phép quan trắc môi trường lao động.

Xem: Giấy phép hợp chuẩn – hợp quy.

4.5/5 - (148 bình chọn)